NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
Luôn đồng hành cùng bạn!
Chuyên: WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN - CCTV
Hotline: 0903 880 905 - 0931 435 998


Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Các dịch vụ DNS phổ biến hiện nay như OpenDNS hay Google DNS chắc chắn sẽ phải "xách dép" cho dịch vụ DNS 1.1.1.1 của Cloudflare với thời gian đáp ứng chỉ 14ms và khả năng bảo mật ấn tượng.



Đúng vào ngày 1/4, một ngày tưởng chừng sẽ tràn ngập những câu nói dối thì Cloudflare lại bất ngờ ra mắt dịch vụ DNS mới, hứa hẹn sẽ cung cấp cho người dùng thêm một lựa chọn lướt Internet tốc độ cao và an toàn hơn.

Tiêu chí đầu tiên được Cloudflare nhấn mạnh vào dịch vụ DNS 1.1.1.1 vừa ra mắt đó chính là bảo mật và quyền riêng tư.

Cloudflare khẳng định, dịch vụ DNS mới sẽ không hề ghi lại các yêu cầu DNS vào ổ đĩa, không lưu trữ địa chỉ IP hoặc các bản log lâu quá 24h.

Thông cáo báo chí của Cloudflare có đoạn ghi: "Thành thật mà nói, chúng tôi không muốn biết bạn làm gì trên Internet. Đó không phải là công việc của chúng tôi và Cloudflare đảm bảo chúng tôi không thể tiếp cận được dữ liệu của bạn".

Không chỉ đặt tiêu chí bảo mật lên hàng đầu, dịch vụ DNS của Cloudflare còn đảm bảo đem lại trải nghiệm lướt web siêu nhanh.

Hãng khẳng định, dịch vụ DNS 1.1.1.1 hiện là dịch vụ cung cấp tốc độ Internet nhanh nhất hiện nay. Cụ thể, dịch vụ có thời gian phản hồi chỉ 14,8ms so với các dịch vụ DNS khác như OpenDNS là 20,6ms và Google DNS là 34,7ms.

Dịch vụ hiện được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người và Cloudflare cam kết sẽ không bao giờ sử dụng dữ liệu người dùng để phục vụ cho quảng cáo và các mục đích khác.

Để thiết lập DNS 1.1.1.1, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Click chuột phải lên biểu tượng mạng ở dưới thanh taskbar. Chọn Open Network and Internet settings. Trên Windows 10, thao tác này sẽ đưa bạn trực tiếp tới mục Status của Network & Internet.



Hoặc bạn có thể mở Control Panel > Network and Internet > Network and Sharing Center

Truy cập Control Panel từ màn hình desktop hoặc mở hộp thoại Run (Windows + R) sau đó gõ Control Panel và nhấn Enter để mở



Bước 2: Click chọn Change adapter settings hoặc nhấn trực tiếp vào biểu tượng mạng để mở cửa sổ Network Connections.



Thao tác truy cập Network Connections trong Control Panel



Thao tác truy cập Network Connections trong Settings (Windows 10)

Bước 3: Click chuột phải lên biểu tượng mạng > chọn Properties



Bước 4: Chọn giao thức Internet Protocol Version IPv4 hoặc IPv6.



Bước 5: Nhấp chọn mục "Use the following DNS server addreses" và nhập địa chỉ DNS mới.

- Địa chỉ IPv4: 1.1.1.1 và 1.0.0.1

- Địa chỉ IPv6: 2606:4700:4700::1111 and 2606:4700:4700::1001



Bước 6: Nhấn OK để lưu lại. Khởi động lại trình duyệt

Chúc các bạn thành công và có được những trải nghiệm tốt nhất với dịch vụ DNS 1.1.1.1.







NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN
Web: Phattrien.net - Phattrien.info - Trangvangdichvu.com - Trangvangmuaban.com
Nhaphanphoicamera.net - CameraVietNam.org - Bancamera.top

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình tối ưu Nginx và PHP-FPM, mục đích chung của việc này là giúp Nginx và PHP-FPM hoạt động hiệu quả hơn, sử dụng tài nguyên hợp lý hơn, thông qua đó tăng cường khả năng chịu tải của toàn bộ hệ thống, không lãng phí tài nguyên vô ích.
Trong bài viết này chúng tôi bỏ qua phần cài đặt và cấu hình cơ bản cho Nginx và PHP-FPM, hoặc nếu bạn chưa hiểu việc cài đặt có thể sử dụng lệnh sau đây để cài đặt toàn bộ các thành phần cần thiết.
Mặc định sau khi cài đặt thành công, các file cấu hình của Nginx sẽ nằm tại /etc/nginx và các file cấu hình PHP-FPM sẽ nằm tại /etc/php-fpm.d. Đầu tiên chúng ta sẽ cấu hình Nginx trước.
I. NGINX
Mở file /etc/nginx/nginx.conf và điều chỉnh theo các hướng dẫn sau.
Đầu tiên các bạn phải biết công thức max_clients = worker_processes * worker_connections, số lượng người truy cập tối đa Nginx có thể phục vụ bằng thông số worker_processes nhân với worker_connections. Mặc định sau khi cài đặt Nginx thì worker_processes là 1 và worker_connections là 1024.
Các bạn cần chỉnh lại worker_processes bằng với số lượng CPU core bạn được sử dụng, hoặc của VPS/Dedicated của bạn. Thường lúc đăng ký VPS sẽ có số lượng CPU Core có thể sử dụng hoặc bạn có thể xem số CPU Core thông qua lệnh sau:
Trong trường hợp này là 4, các bạn chỉnh sửa thông số worker_processes thành 4. Tuy nhiên nếu bạn có ít hơn 4 thì không nên ghi khống bởi như vậy hệ thống sẽ hoạt động không ổn định và lỗi.
Với worker_connections mặc định là 1024 và worker_processes đã được điều chỉnh thành 4 như trên thì số lượng người truy cập tối đa đã lên đến 1024 * 4 = 4096. Con số này là đủ lớn nên bạn không cần thay đổi gì thêm, trường hợp bạn chỉ có 2 CPU Core nhưng muốn nâng cao số lượng truy cập có thể phục vụ bạn có thể nâng worker_connections lên thành 2048, nhưng điều này đôi khi xảy ra lỗi trên một số VPS, nên bạn cần thêm thông số sau đây vào file nginx.conf, ngay trên worker_connections.
Các bạn cũng nên xóa thông tin phiên bản của Nginx đang sử dụng và các thông tin quan trọng của Nginx bằng việc sửa hoặc bổ sung thông số
Các bạn cũng cần thiết giới hạn kích thước body của các http request và buffer dùng xử lý http request thông qua việc thêm hai thông số sau đây vào file cấu hình
Các bạn cũng nên yêu cầu client cache lại các file tĩnh và ít bị thay đổi, điều đó giúp bạn tiết kiệm băng thông hơn vì không phải tải lại các file tĩnh đó, bạn thêm nội dung sau đây vào từng virtual host trên Nginx. Ngoài ra khi truy cập các file tĩnh cũng không nên log lại vì quá trình ghi log sẽ làm giảm tốc độ xử lý của Nginx, chúng ta bỏ luôn việc log khi truy cập các file tĩnh.
Thông thường việc liên lạc giữa Nginx và PHP-FPM sẽ sử dụng tcp socket, việc này sẽ làm chậm tốc độ đáng kể so với sử dụng unix socket, do đó bạn cần chỉnh lại thay vì sử dụng tcp socket nên sử dụng unix socket cho việc truyền tải thông tin, đặt biệt nếu sử dụng ssd thì việc này sẽ càng hiệu quả.
Nên chuyển thành như sau
Các bạn cũng không nên cho phép truy cập các file hoặc thư mục ẩn, file và thư mục ẩn trên Linux sẽ có dấu chấm (.) trước tên file, thư mục. Do đó bạn có thể cấu hình như sau để không cho phép truy cập trực tiếp vào.
II. PHP-FPM
Một file cấu hình PHP-FPM tương tự như sau
Thực sự đối với PHP-FPM các bạn chỉ cần quan tâm đến các thông số sau : pm, pm.max_children, pm.start_servers, pm.min_spare_servers và pm.max_spare_servers. Trong đó pm là chế độ quản lý process của PHP-FPM, bao gồm có static, ondemand, dynamic. Thường chúng ta sử dụng dynamic như trên. Theo đó thì ý nghĩa các thông số pm.max_children, pm.start_servers, pm.min_spare_servers, pm.max_spare_servers lần lượt sẽ là số process con (child processes) tối đa được tạo (tương đương tổng số request có thể phục vụ), tổng số child processes được tạo khi khởi động php-fpm (được tính bằng công thức min_spare_servers + (max_spare_servers – min_spare_servers) / 2 ), tổng số child process nhàn rỗi tối thiểu được duy trì và cuối cùng là tổng số child process nhàn rỗi tối đa được duy trì.
Đặt biệt trong đó có tham số pm.max_requests, đây là tổng số request mà child process xử lý trước khi được tái tạo lại. Với WordPress các bạn có thể đặt con số này nhỏ, tương đương 200 đến 300, việc này rất hiệu quả khi giảm thiểu được tình trạng memory leak do các plugin trên WordPress gây ra.
Dựa vào trong tình hình thực tế của VPS, server của bạn mà điều chỉnh các con số trên cho phù hợp. Bạn cũng có thể đăng ký sử dụng dịch vụ tại một nhà cung cấp lớn, uy tín và chất lượng như Công Nghệ VPS để được tư vấn và cài đặt giúp.
Ví dụ file config PHP-FPM thường được Công Nghệ VPS tư vấn sử dụng cho các source code như Xenforo và vBB cho forum vừa và nhỏ như sau


NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN

Translate

Quan tâm nhiều

Theo thời gian

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *